Phân tích bài Tây Tiến

Phân tích bài Tây Tiến

Các bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Tây Tiến lớp 12 hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé

phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng

Thật ra số phận của Tây Tiến cũng khá truân chuyên. Đã có lúc Tây Tiến được trích dẫn như một dẫn chứng để phê phán cái xu hướng gọi là “tiểu tư sản” trong thơ kháng chiến, một “đối chứng” để khẳng định những gì nên có trong thơ mới. Nhưng rồi Tây Tiến cuối cùng được nhớ lại như một kỷ niệm đẹp của kháng chiến, một tiếng thơ bi tráng của một nền thơ.

Thành công đầu tiên của Quang Dũng là đã chọn cho bài thơ một thể thơ rất hợp: thể bảy chữ, nhưng không phải bảy chữ Đường luật mà là bảy chữ thể hành; một đoạn thơ ăn theo một vần bằng, cứ một câu vần bằng lại một câu vần trắc. Điệu thơ ấy, lại cộng với cách dùng từ hơi cổ kính một chút của Quang Dũng, khiến cho bài Ihơ ngay khi vừa đọc lên, đã có một không khí vừa man mác bâng khuâng vừa lãng mạn hào hùng. Nếu Quang Dũng sử dụng một thể thơ khác, kể cả thất ngôn tứ tuyệt trường thiên như ở Mắt người Sơn Tây, điệu thơ sẽ khác đi, không khí bài thơ cũng sẽ khác đi, sẽ buồn hơn, và sẽ không còn là Tây Tiến nữa. Nhưng ở đây không phải là vấn đề lựa chọn, cảm hứng nghệ thuật của Quang Dũng, nhu cầu bên trong của nhà thơ, đã tìm đúng cái dạng hình phải có cho sự thổ lộ của mình, để Tây Tiến ra đời và sống cuộc đời đầy thăng trầm nhưng mãnh liệt của nó.

Hình như có lúc nhan đề bài thơ gồm những ba chữ kia: Nhớ Tây Tiến. Cái nhan đề ấy hơi thừa nhưng lại rõ nghĩa. Tây Tiến là một cảm hứng bắt nguồn từ kỷ niệm, kỷ niệm về một đoạn đời chiến đấu, về một miền đất, kỷ niệm về những người đồng đội, cả những kỷ niệm khó quên về chính mình. Trong đời có những lúc nào đó, kỷ niệm bỗng sống dậy với những đường nét và sắc màu nóng bỏng để gợi lên những cảm xúc và hoài niệm vô tận. Kỷ niệm về Tây Tiến, về cuộc hành quân tiến về tây đánh giặc bên kia biên giới Việt – Lào, đã bắt đầu như thế:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Nhớ chơi vơi! Hai tiếng “chơi vơi” dùng ở đây thì thực là đắc địa. Nhớ chơi vơi là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, hình như nhẹ tênh tênh mà nặng vô cùng, bởi không đo nó được, không cân nó được, chỉ biết lửng lơ, đầy ấp, mênh mông, nó ám ảnh tâm trí mình, nó da diết thương nhớ vô cùng. “Nhớ chơi vơi” ít ai nói như thế; hình như trong bài ca dao cũng có và chỉ có một lần nỗi nhớ như thế xuất hiện:

Ra về nhớ bạn chơi vơi…

Trong bài thơ Quang Dũng, hai liếng chơi vơi này lại ăn vần với tiếng “ơi” ở câu trên, nên càng bộc lộ hết sắc thái ngữ nghĩa và sức khơi gợi của chúng, càng trở nên như một tiếng vang tức thời bật lên từ cõi nhớ: nhớ Tây Tiến nhớ ngay về rừng núi.

Ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến là về rừng núi. Cả một đoạn thơ đầu gồm 14 câu đều dành cho kỷ niệm về rừng núi một vùng bát ngát miền Tây, một vùng biên giới Việt Lào. Mà rừng núi mới dữ dội, khắc nghiệt làm sao: núi cao, dốc thẳm, sương dày, mưa mịt mù trời đất, thác gầm, cọp dữ,… Miền Tây, ấy là nơi ngự trị của vẻ thâm u, hoang dã, những thử thách gớm ghê đặt ra trước con người, thiên nhiên ở đây luôn là một mồi đe dọa, một sức mạnh sẵn sàng vồ lấy con người, nuốt chửng con người. Ta chớ quên rằng, vào cái mùa xuân Tây Tiến ấy, những người lính Tây Tiến như Quang Dũng chỉ vừa mới ra đi từ một mái trường hoặc một góc phố nào đó của Hà Nội – Thăng Long, nơi có Hồ Gươm, Tháp Búp, Tháp Nghiên, có liễu Hồ Tây, có ba mươi sáu phố phường, cả những cuộc chiến đấu trên chiến lũy ác liệt mà vẩn pha nét hào hoa… Ấn tượng trước miền Tây vì thế càng ghê gớm:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngủn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…

Từng chi tiết: sương dốc, mây, mưa… đều được Quang Dũng đưa về với ấn tượng mạnh nhất của nó. Sương thì dày đến “lấp” cả đoàn quân, dốc thì đã ‘khúc khuỷu” lại “thăm thẳm ”, đã nghìn thước lên cao lại “nghìn thước xuống”, ‘cồn mâv’í thì heo hút và cao đến “súng ngửi trời”, mưa đến mức những ngôi nhà như bồng bênh trên biển khơi… Những từ địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch xa lạ càng làm tăng ấn tượng xa ngái, hoang sơ lên mệt bậc nữa.

Tìm hiểu thêm:

Dàn ý Tây Tiến

Sơ đồ tư duy Tây Tiến

Soạn bài Tây Tiến

Mở bài tây tiến Tây Tiến

Last updated